CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM CHÈ TUYẾT SHAN GREEN TEA VÀ HỒNG TRÀ TUYẾT SHAN

CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM CHÈ TUYẾT SHAN GREEN TEA VÀ HỒNG TRÀ TUYẾT SHAN

Chè Shan Tuyết đặc sản Kỳ Sơn là sản phẩm chè xanh của giống chè Shan Tuyết cổ thụ được bà con người Mông tại xã Huồi Tụ, Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An trồng trên vùng núi cao từ 1200m đến 1500m so với mặt nước biển, là nơi quanh năm có mây mù che phủ, nhiệt độ ôn hòa. Vì vậy chè có chất lượng rất cao, có hương vị riêng mà không có loại chè nào có được.

Nhờ được trồng ở những nơi có độ cao từ 1200-1.500m so với mực nước biển, lại có khí hậu mát mẻ, nơi mây mù phủ quanh năm của vùng Huồi Tụ – Mường Lống, huyện Kỳ Sơn. nên chè Shan tuyết ở Kỳ Sơn có búp to, được các thương lái đánh giá chất lượng rất cao. Theo đánh giá của Hiệp hội chè Việt Nam thì chè Shan tuyết Nghệ An được thừa hưởng khí hậu núi cao quanh năm mát mẻ của Kỳ Sơn, với nhiều ngày có mây mù nên chè ở đây búp to, phủ 1 lớp trắng nhẹ như tuyết và cho năng suất khá cao; được sản xuất theo phương pháp truyền thống, hoàn toàn không sử dụng hương liệu, thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm sau chế biến, chè có hình móc câu, khi pha nước trà màu vàng đượm như màu của mật ong chứ không xanh như những loại trà khác,  Chỉ cần nhấp nhẹ, đầu lưỡi đã cảm nhận được vị ngọt, chát lan tỏa đậm đà.

Quan trọng nhất là trà Shan tuyết có vị đậm sau khi uống.Trong trà có chứa các khoáng chất, vitamin A,B,C,P giúp nhịp thở bạn ổn định hơn và đều đặn hơn. Ngoài ra công dụng trà shan tuyết còn giúp hỗ trợ việc bơm máu vào tim đầy đủ, tim đập đều và hạn chế nhồi máu cơ tim. Không những vậy bạn còn cảm thấy phấn khởi, khỏe khoắn hơn rất nhiều khi dùng trà.

Nói “chè Shan tuyết là cây xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mông” là bởi người Mông đều sinh sống trên những ngọn đồi cao, khí hậu khắc nghiệt nên việc lựa chọn cây trồng phù hợp là rất khó khăn. Thế nhưng, nhờ trồng cây chè Shan tuyết mà cuộc sống người Mông thay đổi. Hiện trong bản 100% gia đình đều trồng chè, nếu không có cây chè chắc bà con nơi đây sẽ nghèo đói mãi. Hiện xã có trên 400 ha chè Shan tuyết; trong đó, hơn 200 ha đang cho thu hoạch. Với giá ổn định từ 9.000 – 10.000 đồng/kg chè búp tươi, mỗi ha chè cho thu nhập gần 50 triệu đồng, đây là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Nhờ trồng chè mà nhiều người dân đã có công việc ổn định góp phần xóa đói, giảm nghèo và hạn chế nạn phá rừng làm nương rẫy. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền vận động người dân mở rộng diện tích, đồng thời, phấn đấu đưa chè Shan tuyết trở thành sản phẩm OCOP ngay trong năm 2022

Huyện Kỳ Sơn đã thông qua đề án phát triển cây trồng chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP giai đoạn 2021 – 2025; trong đó, cây chè Shan Tuyết là một trong những cây trồng chủ lực của huyện. Bên cạnh việc tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, chế biến để người dân, huyện cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu nhân rộng mô hình ra các xã có điều kiện tự nhiên phù hợp như xã Na Ngoi, Mường Lống, Huồi Tụ.

Qua gần 20 năm, cây chè shan tuyết đã khẳng định được ưu thế phát triển tốt trên vùng đất núi cao từ 1.200 – 1.500m so với mặt biển thuộc vùng biên giới Việt – Lào. Nhờ đó, người Mông ở hai xã Mường Lống và Huổi Tụ đã giảm được đói nghèo từ cây chè shan tuyết. Năm nay, chè lại được mùa, bán được giá, không khí thu hái chè của bà con dân bản ở xã Mường Lống, Huổi Tụ thật tấp nập, rộn ràng trên các nương rẫy.

Và cũng từ đây người tiêu dùng lại biết đến một loại trà mang đậm chất miền núi, đậm tình cảm của người dân tộc vùng Kỳ sơn, Nghệ An.

Hình ảnh bao bì:

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(0238)3 877 173